Các đơn hàng mới
  • Ck

    Đặt sim : 09.4343.7xxx

    Thời gian : 09/11/2024

  • Thu Thủy

    Đặt sim : 093.886.1xxx

    Thời gian : 25/10/2024

  • Anh sáu

    Đặt sim : 0902.778.xxx

    Thời gian : 25/10/2024

  • Nguyễn Linh

    Đặt sim : 0943.663.xxx

    Thời gian : 23/10/2024

Nhiều người quan tâm

Tin tức sim số

01/04/2023, 11:42

Mua SIM kích hoạt sẵn vẫn dễ như mua… rau

Từ ngày 01/11, Bộ Thông tin - Truyền thông và các doanh nghiệp viễn thông đã triển khai thêm đầu số 156 để tiếp nhận phản ánh về tin nhắn, cuộc gọi “rác”, có dấu hiệu lừa đảo.

Trong khi nhiều người dân chưa biết đến các đầu số này, thì “nguồn cung” SIM “rác” là các cửa hàng bán SIM kích hoạt sẵn vẫn tấp nập người mua.

 

"Bộ TT-TT xin thông báo, thuê bao của quý khách sẽ bị khóa 2 chiều trong 2 giờ nữa. Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng bấm phím 0…"

 

Đó là một trong vô số cuộc gọi “rác”, có dấu hiệu lừa đảo mà anh Chu Ngọc Tuệ, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội phải nhận mỗi tuần. Sau mỗi lần như vậy, anh Tuệ sẽ sử dụng chức năng chặn cuộc gọi của smartphone, nhưng chặn mãi vẫn không xuể.

"Sàn giao dịch bất động sản, công ty quảng cáo, event các thứ, rồi “bạn đang có nợ”, lỗi giao thông bị phạt… Thường chỉ cần người ta nói “em ở bên này, bên kia” là mình bảo không có nhu cầu và bỏ máy luôn. Rất khó chịu, mình đang ngủ say, đêm mình thức khuya mà", anh Tuệ cho biết.

Sự phiền toái từ cuộc gọi “rác” là điều hầu như ai cũng từng gặp phải, tuy nhiên, chưa nhiều người biết đến các tổng đài để phản ánh:

"Những tổng đài đó thực sự mình không biết. Mình đi làm rồi thì không dùng SIM “rác”, nhưng mình thấy các bạn trẻ, sinh viên dùng rất là nhiều vì nó có nhiều ưu đãi. Cứ ra cửa hàng điện thoại, mình cần bao nhiêu, như thế nào là họ đáp ứng cho mình hết mà".

"Nhận điện thoại thì mình không có ngại, nhưng nhận những tin lừa đảo thì rất là phiền. Người ta bảo “em phải chuyển khoản trước” rồi mới giao việc cho mình. Mình là sinh viên năm nhất, đã từng bị lừa một lần rồi".

 

Bên cạnh đầu số 156 vừa đi vào hoạt động, trực tiếp tiếp nhận cuộc gọi thì trước đó đã có tổng đài 5656 tiếp nhận bằng hình thức tin nhắn.

Theo thống kê, từ tháng 1 đến 9/2022, tổng đài 5656 đã tiếp nhận gần 203.000 lượt phán ánh, trong đó, phản ánh về cuộc gọi rác tăng 34% so với cùng kỳ, phản ánh về cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo chiếm 12,5%.

 

Mua SIM kích hoạt sẵn vẫn dễ như mua… rau
Ảnh minh họa: Báo Thanh Niên

 

Tuy nhiên, việc xử lý qua phản ánh dường như chỉ là phần “ngọn”, khi việc lộ thông tin cá nhân, mua bán SIM kích hoạt sẵn vẫn diễn ra phổ biến. Trong vai một người mua “SIM sinh viên”, phóng viên vào một cửa hàng trên phố Kim Mã và được tư vấn rất nhiệt tình rằng: mua lúc nào cũng có, bao nhiêu cũng có, SIM gọi điện thoải mái 1 năm, không cần đăng ký thông tin, dùng xong vứt đi,…

 

Tương tự, các sàn thương mại điện tử cũng có vô số sản phẩm với mức giá chỉ từ vài chục đến vài trăm nghìn. Có gian hàng hàng đã bán tới 75.000 lượt.

Dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh cho rằng, việc mua bán SIM kích hoạt sẵn có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cụ thể, Nghị định 49 năm 2017 của Chính phủ quy định, SIM thuê bao di động chỉ được cung cấp cho cá nhân, tổ chức tại những điểm cung cấp dịch vụ viễn thông và có rà soát, kiểm tra thông tin thuê bao.

"Các điểm bán SIM sẽ bị xử phạt hành chính từ 30 - 40 triệu đồng đối với hành vi bán SIM thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng ủy quyền, bán và lưu thông SIM đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ.

 

Với các vi phạm diễn ra như thế này rõ ràng có dấu hiệu buông lỏng quản lý. Tôi cho rằng sẽ không có khó khăn gì, nếu quyết tâm thì Bộ Thông tin - Truyền thông và các Sở hoàn toàn có thể xử lý được", Luật sư Nguyễn Thế Truyền cho biết

 

Bên cạnh việc xử lý tình trạng mua bán SIM kích hoạt sẵn, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng, cần đẩy mạnh truyền thông để phát huy hiệu quả các tổng đài tiếp nhận thông tin phản ánh cuộc gọi “rác”.

 

Tuy nhiên, theo ông Liên, cần thận trọng xác định vì thông tin quảng cáo có thể là “rác” với người này, nhưng lại cần với người khác, và nhà mạng cần đảm bảo bình đẳng quyền lợi khách hàng từ cả hai phía: "Chúng ta hãy tập trung vào những biện pháp để giúp cho người không muốn nhận những thông tin không cần thiết. Đó là thông báo những số mà mình cho là truyền tải thông tin rác, bằng phương pháp thống kê, quản lý để phát hiện.

 

Còn những hành vi lừa đảo, nhà mạng lúc này là trung gian cung cấp bằng chứng hỗ trợ cho việc điều tra. Nhà mạng phải có trách nhiệm với những người gọi đến số bị trả tiền mà không hề biết.  Song song với việc nhà mạng có thực hiện hay không, các cơ quan quản lý nhà nước sau khi ban hành quy định thì quản lý việc thực hiện như thế nào".

( Nguồn : Báo điện tử online)

 

Tin liên quan

Xóa sổ SIM rác, có khả thi?

Cục Viễn thông nhiều lần yêu cầu các nhà mạng cương quyết xóa sổ SIM rác, tuy nhiên, sản phẩm này vẫn được bán tràn lan trên thị trường.

Còn 2 triệu thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin cá nhân

Sau ngày 31/3 nếu các thuê bao nhận được tin nhắn của nhà mạng nhưng không chuẩn hóa thông tin sẽ bị khóa.

Nhà mạng sai phạm sẽ không được phát triển thuê bao mới

Cục Viễn thông sẽ giám sát, kiểm tra các nhà mạng, đặc biệt với việc phát triển thuê bao mới và đề nghị đình chỉ việc phát triển thuê bao nếu nhà mạng có sai phạm.

4 xu hướng chuyển dịch của ngành viễn thông năm 2023

Sau 2 năm bị ảnh hưởng do gián đoạn chuỗi cung ứng, giá năng lượng tăng vọt và áp lực kinh tế, các hãng viễn thông vẫn sẽ tiếp tục phải thay đổi để tồn tại.

  • Liên hệ mua sim
  • (Thời gian làm việc từ 8h - 20h)
  • Hà nội: 0966.08.08.08
  • TP.HCM: 0997.234.888